Loading...

BrSE và những thông tin cần biết

Người kỹ sư phần mềm cầu nối (Bridge Software Engineer) là chuyên gia chịu trách nhiệm về việc tạo ra và duy trì các giải pháp phần mềm để kết nối và tích hợp hiệu quả các thành phần khác nhau trong một hệ thống toàn diện.
How to Start Looking for a New Job

1.BrSE là gì?

Kỹ sư cầu nối hay BrSE (Bridge Software Engineer) là người có trách nhiệm kết nối công ty với khách hàng. Họ giúp team thực hiện dự án hiểu rõ mục tiêu, yêu cầu của khách hàng, đồng thời giúp khách hàng hiểu về quá trình phát triển sản phẩm của team. Từ đó, đảm bảo việc hai bên hiểu nhau, tiến triển của dự án diễn ra thuận lợi và đạt hiệu quả.

Để làm được điều này, kỹ sư cầu nối phải luôn theo sát tiến độ dự án, từ giai đoạn nhận yêu cầu đến khi bàn giao sản phẩm.  Hiện nay, ngày càng nhiều doanh nghiệp phần mềm của Nhật Bản lựa chọn Việt Nam là nơi phát triển kinh doanh với nguồn nhân lực chất lượng cao. Vì vậy, nhu cầu tuyển dụng Kỹ sư cầu nối tiếng Nhật lại ngày càng “nóng”. Theo đó, chức danh Kỹ sư cầu nối hay BrSE được sử dụng phổ biến cho thị trường Nhật Bản và có lẽ cũng được tạo ra từ đây.

2. Công việc hàng ngày của BrSE?

  • Công việc mỗi ngày của một kỹ sư cầu nối còn tùy thuộc vào lĩnh vực, quy mô kinh doanh của doanh nghiệp. Nhưng nhìn chung, ta có thể tóm gọn bằng những đầu việc dưới đây:
  • Quản lý và xử lý email, trao đổi với khách hàng.
  • Lên kế hoạch công việc cho từng ngày và theo đó thực hiện.
  • Đại diện khách hàng trả lời Q&A cho team.
  • Báo cáo công việc, quy trình, tiến triển của dự án cho khách hàng.

Có thể thấy, nhiệm vụ của BrSE là sự luân phiên cập nhật tình hình cho team nội bộ và khách hàng để đảm bảo sự thống nhất giữa hai bên. 

Mặt khác, công việc của BrSE còn thay đổi theo từng giai đoạn của dự án. Cụ thể:

  • Bắt đầu dự án: nghiên cứu kỹ thuật, lập kế hoạch và sẵn sàng triển khai.
  • Trong quá trình thực hiện dự án: giám sát và quản lí dự án. Có thể linh hoạt thay đổi chiến lược và phương pháp để nâng cao năng suất và chất lượng dự án. 
  • Cuối dự án: xem xét và kiểm tra sản phẩm trước khi bàn giao cho khách hàng.

3. Những kỹ năng BrSE cần có?

  • Ngoại ngữ: BrSE cần có ngoại ngữ tốt để hiểu chính xác thông tin được truyền tải cũng như giao tiếp trôi chảy, Kỹ sư cầu nối tiếng Nhật ít nhất cần chứng chỉ N2. Ngoài ra, tiếng Anh sẽ giúp bạn tự học từ các nguồn tài liệu trên mạng, song song đó bạn có thể tiếp cận được khách hàng và thị trường nước ngoài.

  • Chuyên môn (lập trình): Vì các dự án có thể có những vấn đề kỹ thuật khó nhằn, để có thể quản lý cả dự án từ lúc bắt đầu thì Kỹ sư cầu nối phải có chuyên môn lập trình, hiểu và biết về code. 

  • Khả năng giao tiếp hiệu quả: Có thể nói đây là một kỹ năng không thể thiếu. Bạn là người đảm bảo truyền đạt thông tin một cách chính xác, cũng như giải quyết các xung đột trong dự án. Việc trau dồi tốt kỹ năng giao tiếp hiệu quả sẽ giúp bạn làm tròn vai trò kết nối của mình.

  • Khả năng tự học: Không riêng BrSE mà hầu như tất cả các nghề đều cần tinh thần tự học cao. Có vậy thì bạn mới có thể theo nghề, liên tục phát triển và nâng cao kỹ năng nghề nghiệp của bạn được.  Riêng về Kỹ sư cầu nối, mỗi dự án sẽ dùng một công nghệ, ngôn ngữ khác nhau. Nên việc tự học là vô cùng quan trọng. Bạn có thể học qua Google, học qua tài liệu, học từ những người đi trước, học từ cộng đồng chuyên môn.

4. Những khó khăn BrSE gặp phải?

Những khó khăn chính mà Kỹ sư cầu nối (BrSE) thường gặp phải theo mình nghĩ sẽ có 4 phần chính :

  • Trở ngại về ngôn ngữ: Khi công ty Nhật sử dụng offshore thì việc giao tiếp sẽ quan trọng và cần nhiều hơn so với khi sử dụng một công ty nội địa (nearshore). Nếu ngôn ngữ gặp vấn đề thì là một trở ngại lớn trong việc liên lạc hay xác nhận yêu cầu
  • Trở ngại về khoảng cách: Do sử dụng offshore nên sẽ có khoảng cách về địa lý. Phương tiện để liên lạc chính là qua email hay qua skype. Sẽ khác với việc cùng ngồi
  • gần nhau làm việc hay có thể trao đổi trực tiếp, gọi điện trực tiếp để trao đổi.
  • Trở ngại về chênh lệch múi giờ: Nếu cùng ở Châu Á thì ít bị ảnh hưởng bởi chênh lệch múi giờ, nhưng nếu 2 nước ở xa nhau thì việc họp hay trao đổi thông tin sẽ bị chậm hoặc sẽ bị ảnh hưởng tới giờ giấc sinh hoạt nếu không điều chỉnh phù hợp giữa các bên.
  • Trở ngại về văn hóa: Sự khác biệt về văn hóa, dẫn tới nhiều sai lầm, hiểu lầm kéo theo nếu không có người ở giữa hiểu cả văn hóa của khách hàng và văn hóa của nước ở offshore. Từ cách biểu hiện của ngôn từ, tới cách nói, cách viết, cách làm việc sẽ có sự khác nhau và BrSE sẽ phải tìm cách để trung hòa các yếu tố, giúp hai bên hiểu nhau hơn.

 

Chia sẻ bài viết này:

Bản tin công nghệ

Những bài viết liên quan

Lập trình nhúng C/C++
“Lập trình nhúng” (Embedded Programming) là việc phát triển phần mềm cho các thiết bị nhúng như vi điều khiển (Microcontroller), hệ thống nhúng (Embedded System) và các ứng dụng nhúng khác.
Trí tuệ nhân tạo (AI) là gì? Những điều cần biết về công nghệ AI
Trí tuệ nhân tạo (AI) đang chuyển đổi hoàn toàn cách chúng ta làm việc, sống và tương tác với công nghệ. Hãy cùng Hachinet tìm hiểu những điều cần biết về công nghệ AI và tầm ảnh hưởng của nó đối với xã hội và cuộc sống.
Cơ hội và thách thức khi theo hướng lập trình Fullstack
FullStack hiện là công việc mà nhiều lập trình viên mong muốn đạt tới, nhưng liệu mấy ai đã biết được những cơ hội - thách thức phải vượt qua để trở thành. Trong bài viết này, hãy cùng Hachinet tìm hiểu về chủ đề này nhé!
Hướng đi nghề nghiệp nào cho những lập trình viên Java?
Hướng đi nghề nghiệp cho những lập trình viên Java đang trở thành một chủ đề đầy hứa hẹn và đa dạng. Java vẫn là một trong những ngôn ngữ lập trình phổ biến và mạnh mẽ trên thế giới, và nó được sử dụng rộng rãi trong nhiều ứng dụng và lĩnh vực khác nhau.