Loading...

Lập trình Android và thông tin cần biết

Lập trình viên Android sử dụng kiến thức vững về ngôn ngữ lập trình Java hoặc Kotlin để tạo ra các ứng dụng di động đa dạng và chất lượng trên nền tảng Android.
How to Start Looking for a New Job

1. Những kỹ năng mà lập trình viên Android.

Thành thạo các ngôn ngữ lập trình: C/ C++/ Java, v.v: Những ngôn ngữ lập trình sẽ là công cụ để bạn thực hiện công việc của một lập trình viên, hiểu và thành thạo các ngôn ngữ sẽ giúp cho bạn làm việc hiệu quả.

Hiểu sâu về cơ sở dữ liệu: Là một lập trình viên bạn cần hiểu về cơ sở dữ liệu để khai thác và sử dụng cho nhiều người với những nhu cầu khác nhau, từ đó đưa ra những ứng dụng có ích cho người dùng. 

Thành thạo Android studio: Android studio là môi trường tích hợp cung cấp giao diện để tạo các ứng dụng và xử lý các công cụ quản lý khác nhau.

Kỹ năng lập luận, phân tích, giải quyết các vấn đề: Để làm việc trong các công ty bạn cần teamwork với các bộ phận khác nhau và đôi khi bạn cần lập luận để giữ được những quan điểm của bản thân mình.

Kỹ năng lập kế hoạch, triển khai kế hoạch: Không chỉ những vị trí quản lý, kể cả bạn xây dựng một ứng dụng cho riêng mình thì việc tạo lập một kế hoạch bài bản sẽ giúp cho công việc của bạn không đi lạc hướng và trở lên mạch lạc hơn.

Kỹ năng làm việc nhóm – hợp tác, v.v.

2. Ngôn ngữ lập trình của Android.

Ngôn ngữ lập trình chính cho phát triển ứng dụng Android là Java và Kotlin. Dù đã có sự chuyển đổi từ Java sang Kotlin trong vài năm gần đây, cả hai ngôn ngữ này đều được hỗ trợ và sử dụng rộng rãi trong cộng đồng phát triển Android.

Java: Là một ngôn ngữ lập trình phổ biến, Java đã được sử dụng trong thời gian dài để phát triển ứng dụng Android. Nhiều dự án lớn vẫn sử dụng Java cho mã nguồn chính của họ.

Kotlin: Kotlin là một ngôn ngữ lập trình mới được JetBrains phát triển và công bố chính thức là ngôn ngữ hỗ trợ chính cho phát triển Android từ năm 2017. Kotlin cung cấp các tính năng hiện đại, mã nguồn ngắn gọn hơn so với Java, và tích hợp tốt với mã nguồn Java hiện tại.

Lựa chọn giữa Java và Kotlin thường phụ thuộc vào sở thích và yêu cầu cụ thể của dự án. Kotlin ngày càng trở nên phổ biến hơn do tính tiện ích và sự hiện đại của nó, nhưng vẫn có nhiều dự án sử dụng Java do lịch sử và sự ổn định của ngôn ngữ này.

Ngoài ra còn có những ngôn ngữ khác như:

C++: Android Studio hỗ trợ C++ với việc sử dụng Java NDK để tạo ra các ứng dụng trò chơi. Tuy nhiên, do sử dụng C++ khá phức tạp nên chỉ các lớn và chuyên nghiệp mới sử dụng cái này. 

C#: C# là một giải pháp thay thế thân thiện với người mới bắt đầu hơn là C và C++. Nó cũng đơn giản hơn Java. 

JavaScript: Các lập trình viên thường sử dụng JavaScript cùng với HTML5 và CSS để thiết kế và phát triển ứng dụng trên hệ điều hành Android.

Lập trình viên Android là nghề nghiệp đang có nhu cầu rất cao tại thời điểm này. Bất cứ ai cũng có thể trở thành lập trình viên Android nếu như trau dồi đủ các kỹ năng mà chúng tôi vừa trình bày trong bài viết trên. Để có cơ hội trở thành một lập trình ngôn ngữ Android, các bạn liên hệ Hachinet để cập nhập các thông tin tuyển dụng mới nhất nhé!

 

 

 

Chia sẻ bài viết này:

Bản tin công nghệ

Những bài viết liên quan

Lập trình nhúng C/C++
“Lập trình nhúng” (Embedded Programming) là việc phát triển phần mềm cho các thiết bị nhúng như vi điều khiển (Microcontroller), hệ thống nhúng (Embedded System) và các ứng dụng nhúng khác.
Sức hấp dẫn của nghề Lập Trình Viên hiện nay
Công nghệ hiện đại tác động tích cực trên nhiều phương diện cuộc sống, đồng thời đang dần thay đổi cách thức làm việc của nhiều ngành nghề. Và công việc lập trình viên cũng không nằm ngoài xu hướng toàn cầu này.
Trí tuệ nhân tạo (AI) là gì? Những điều cần biết về công nghệ AI
Trí tuệ nhân tạo (AI) đang chuyển đổi hoàn toàn cách chúng ta làm việc, sống và tương tác với công nghệ. Hãy cùng Hachinet tìm hiểu những điều cần biết về công nghệ AI và tầm ảnh hưởng của nó đối với xã hội và cuộc sống.
4 thách thức quản trị dữ liệu kìm hãm mục tiêu kinh doanh và tài sản dữ liệu của doanh nghiệp
Dữ liệu là một tài sản có thể dẫn dắt tổ chức đạt được mục tiêu của doanh nghiệp.